Được phát triển năm 1998 cho điện thoại di động Nhật Bản, biểu tượng emoji dần dần trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của hầu hết người dùng Internet.
Đều được dùng để diễn tả cảm xúc nhưng, về mặt ngôn ngữ, emoji và emotion (cảm xúc) không có liên quan gì với nhau cả. Từ này bắt đầu là từ chữ 絵 (e) hay “hình ảnh” và文字 (moji) là “kí tự”.
Năm 2010, emoji được gắn vào Unicode 6.0 và được sử dụng rộng rãi trên nhiều nền tảng thiết bị công nghệ. Bây giờ, người ta sử dụng emoji rất nhiều khi nói chuyện trực tuyến, như gửi tin nhắn, email hay trạng thái Facebook, Twitter và các mạng xã hội khác.
Dù được cả thế giới ưa chuộng, một số emoji quả thực đã bị hắt hủi vì quá khó để sử dụng. Để chúng không bị lãng quên, trang Twitter @leastUsedEmoji đã tổng hợp lại những emoji đặc biệt và giải thích ý nghĩa của chúng.
Bạn đã sẵn sàng học thứ gì đó mới mẻ chưa?
Emoji với những ký tự latin viết hoa và viết thường 🔠🔤🔡
Có một số emoji chứa các kí tự latin, cả viết hoa và thường như "abc" hoặc "ABCD". Khó hiểu đúng không?
Theo Emojipedia, chúng biểu thị các ký tự trên bàn phím của phần mềm. Thể hiện quy định nhập liệu là chữ hoa hay chữ thường. Hay bắt bẻ lỗi chính tả thì có, nhưng gửi emoji để yêu cầu người bên kia viết hoa hay thường thì... hơi quá. Chính vì vậy, nó đã bị thất sủng.
Emoji "nước không được uống" 🚱
Emoji này phổ biến hơn một chút, ý nghĩa chủ yếu là "nước từ vòi này không đủ an toàn để uống trực tiếp". Phiên bản khác của chúng thường được in và dán tại một số cây nước đang sửa chữa.
Ngoài ra, người dùng Twitter thường dùng emoji này để nói rằng: Dòng tweet của bạn khá tệ, khó mà tiêu hóa được.
Emoji "cấm xả rác" 🚯
Vì tương lai của hành tinh này, đừng vứt rác bừa bãi và nhất là những nơi dán emoji/logo phía trên. Hoặc, emoji này được dùng để cảnh báo một số người dùng Internet hãy chấm dứt "đem rác" lên News Feed.
Emoji soi hộ chiếu 🛂
Không có gì đặc sắc, ý nghĩa của nó đúng như hình ảnh: Hải quan soi hộ chiếu của bạn trước khi cho phép nhập cảnh.
Gửi cho bạn bè để cho họ biết rằng, bạn phải vất vả thế nào mới vào được nước khác chơi.
Emoji biển tên nhưng hay bị nhầm là "đậu phụ nướng" 📛
Cũng giống như hầu hết cả emoji hiện tại, emoji "đậu phụ nướng" cũng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tuy nhiên, đậu phụ nướng không phải món cổ truyền của Nhật và biểu tượng đó lại có ý nghĩa không thể ngờ tới: Một đóa hoa tulip (nafuda), phần hình chữ nhật màu trắng là chỗ để viết tên, tóm lại đó là cái biển tên thường được đeo bởi các cháu học mẫu giáo ở Nhật. Xin nhắc lại, đó không phải miếng đậu phụ nướng!
Nếu dân mạng trên thế giới gửi emoji này để rủ rê anh em bạn bè đi ăn đồ nướng. Người Nhật lại dùng nó trong những câu chuyện tuổi thơ.
Theo GenK
" alt=""/>Tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách dùng của một số emoji bị Internet hắt hủi
Sau hơn hai tháng phát động, diễn đàn đã thu hút được 832 sản phẩm sáng tạo của các giáo viên đến từ 45 tỉnh thành trên mọi miền đất nước. Top 50 sản phẩm sáng tạo nhất, thể hiện rõ nét nhất các tiêu chí: Hợp tác – Sáng tạo – Hòa nhập – Tăng cường tiếng nói học sinh đã được trưng bày tại Diễn đàn E2 Việt Nam 2020.
Các sản phẩm tham dự diễn đàn năm nay đa dạng và phong phú về mặt nội dung, từ các dự án STEM, STEAM, thiết kế phần mềm giảng dạy, lớp học đảo ngược, đến các dự án của học sinh về việc bảo vệ môi trường, về bảo tồn văn hoá dân tộc, giáo dục kĩ năng sống, tình yêu thương bác ái cho học sinh, v.v...
" alt=""/>3 giáo viên Việt Nam sẽ tham dự diễn đàn giáo dục toàn cầuNgười phụ nữ Ấn Độ cho biết bà chỉ sử dụng củ sạc và cáp nguyên bản của Samsung kể từ ngày mua điện thoại.
Ngoài báo cảnh sát, Seema Agarwal còn tính kiện cả Samsung sau khi nhận được phản hồi rằng chiếc điện thoại phát nổ ra nguồn nhiệt bên ngoài.
“Điều tra cho thấy vụ cháy không do pin và linh kiện nguyên bản của điện thoại Samsung mà do yếu tố nguồn nhiệt ngoại cảnh tác động”, thông báo giải thích của Samsung.
Gia đình bà Seema Agarwal rõ ràng không hài lòng với cách giải thích trên. “Người của trung tâm bảo hành muốn phủi trách nhiệm. Họ không sẵn lòng lắng nghe hoặc giúp đỡ chúng tôi. Tuy thời hạn bảo hành điện thoại đã hết nhưng không có nghĩa nhà sản xuất không có trách nhiệm gì nếu thiết bị phát nổ. Điều đó là không thể chấp nhận được”, Namrata tỏ ra bức xúc.
Namrata cho biết trước đó cả gia đình cô chỉ sử dụng sản phẩm của Samsung.
Samsung từng triệu hồi và tiêu hủy cả dòng điện thoại Galaxy Note 7 vì nguy cơ quá nhiệt dẫn tới cháy nổ. Tuy nhiên, chưa có bất cứ sự cố nào liên quan tới dòng Galaxy S7 được báo cáo.
Nguyễn Minh (theo BangaloreMirror)
Tuần trước, Samsung cho biết sẽ trình làng một công nghệ bàn phím ảo cực độc dành cho smartphone tại triển lãm CES 2020. Mới đây, hãng công nghệ Hàn Quốc đã có những hé lộ đầu tiên về cách thức hoạt động của bàn phím ảo này.
" alt=""/>Điện thoại Samsung Galaxy phát nổ